Source: Gia phả họ Trần
Bà Trần Thị Dự, thường gọi là bà Thí hay bà Phạm Hàng, thuộc đời thứ 6 là con gái út của ông Trần Văn Sách và bà Lê Thị Bân.
Bà sinh ngày Dậu tháng 8 năm Đinh Dậu (1897). Mất ngày 20 tháng 01 năm Mậu thìn (1988).
Mộ bà táng bên ông tại nghĩa trang gia tộc ở thôn Vinh Phú, xã Đức lợi.
Bà có chồng về An chuẩn, nay thuộc xã Đức Lợi, thuộc một gia đình hào phú, cai quản nhiều tài sản đất điền gần xa, lại là dâu trưởng nam của một chi tộc lớn. Cha chồng mất sớm, bà phải sống dưới sự chi phối của hai bà cô chồng đầy quyền uy và một mẹ chồng nổi tiếng khó tính. Chồng bà
lại là một người hào phóng, giao du rộng rãi, ít quan tâm đến công việc gia đình, ngoại trừ một vài vấn đề về ruộng đất có quan hệ đến pháp lý. Trong hoàn cảnh đó, không kể những lúc còn ăn ở chung mà khi đã ra ở
riêng, bà phải đem hết tài đảm đang và cái “Tứ đức Tam tòng” hấp thu được từ gia đình thầy mẹ, ... để gánh vác cái giang san nặng oằn của nhà
chồng: Quản lý công việc nội trợ, điều hành công việc nông trang, đương đầu với mọi phức tạp trong sinh hoạt họ tộc, mọi quan hệ giao tế của chồng!
Bà đông con, có đến 12 lần sinh đẻ, sống trong cảnh giàu sang mà vô cùng vất vả. Tuy vậy bà nhẫn nại chịu đựng, luôn vui vẻ, hoà nhã, sống nhân hậu, thành thực với tất thảy mọi người... Cho nên, từ kẻ ăn người ở trong nhà, bà con nội ngoại cho đến hàng xóm láng giềng ai ai cũng mến phục, quý yêu. Bà rất tự hào về hai bên gia đình, nhất là phía thầy mẹ bà.
Hầu hết con cái của bà sau nầy đều có những ấn tượng và việc làm đẹp đẽ
khắng khít với bên ngoại .
Source: Gia Phả - Pham Ngo
Bà sinh ra trong một gia đình nho học phúc hậu. Thân sinh là một bậc túc nhu, làm thầy dạy học chữ Hán. Các ông anh của Bà đều là nho học, một
ông thi đỗ thủ khoa, một ông thi đỗ tú tài thượng hạng trong cùng một kỳ thi hương. Ngày xưa, gia đình nào có hai người thi đỗ cùng một khoa “Huynh đệ đồng khoa” thì nổi tiếng là nhà có phúc lớn.
Với truyền thống gia đình như vậy, Bà có phong cách là một phụ nữ tuân theo đầy đủ nội dung “Tứ đức tam tòng” của đạo nho về quan hệ với mọi người trong gia đình, họ hàng và xã hội.
Về làm dâu con một gia đình lớn và là dâu “trưởng nam” – vợ ông con trai trưởng, “trưởng nam” trong gia đình có trách nhiệm thừ tự ông bà, cha
mẹ ở nhà thờ chung. Do đó bà con, họ hàng, khách khức đông đức, lễ tiết, hiếu hỷ rườm rà, quan hệ ứng xử, giao dịch phức tạp. Tài sản, ruộng đất nhiều, sinh đẻ con cái đông và lại ông chồng bà là người nho học, nhưng tính khí hào phóng, giao du rộng, bè bạn tới lui nhiều. Từ lúc còn
chung sống với gia đình lớn, cũng như lúc ăn ở riêng thì sinh hoạt gia
đình cũng vẫn phức tạp như vậy. Trừ một vài việc trong quan hệ pháp lý
về ruộng đất ông phải giải quyết. Còn lại mọi việc từ nhỏ đến lớn bà phải quán xuyến, lo liệu toàn bộ công việc nội trợ gia đình và quản lý canh tác, thu hoạch ngoài đồng án rất nặng nề.
Tiếng là nhà giàu có, nhưng lớn thuyền lớn sóng, bà phải lo lắng nặng nhọc như vậy, nhưng bao giờ bà cũng vui vẻ, hòa nhã, kiên nhẫn giải quyết mọi việc đều êm đẹp, thỏa đáng. Điều này được chứng minh là từ trên đến dưới trong anh chị em, bà con họ hàng và hàng xóm, láng giềng ai cũng có thiện cám với bà, cảm thông sự khó nhọc của bà.
Đối với xã hội: mang cái tiếng là nguồi chủ một gia đình giàu sang, nhưng với người nghèo khổ ổ hàng xóm, láng giềng bà vẫn trân trọng, niềm nở trong giao tiếp và giúp đỡ họ những lúc khó khăn, ngặt nghèo.
Ông mất sớm, mất năm 1941, hưởng dương 45 tuổi. Lúc này con cái đã có vài người trưởng thành (con đầu và vài người con thứ kế tiếp), bước đầu đã đỡ dần được một phần việc cho bà. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bà tham gia hội mẹ binh sĩ nhiệt tình, tích cực công tác, nên đã được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Bà rất vui lòng khi thấy hầu hết
con cái đều tham gia công tác kháng chiến, cách mạng và trở thành đảng
viên Cộng sản.
Suốt đời bà sống chỉ để lo cho gia đình, chồng con yên vui, họ hàng sum
họp và đóng góp ít nhiều công tác xã hội, bà không có thời gian nào thảnh thơi, nhàn rỗi (*).