Phạm, Hàng

Birth Name Phạm, Hàng
Nick Name Huyễn
Gender male
Age at Death 44 years

Narrative

Source: Gia phả - Pham Ngo
+ Ông: Phạm Hàng - Hiệu là Bút Đình
Ở thôn An Mộ, nay là một thôn xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
- Bà: Trần Thị Dự, thường gọi là bà Thí.
Quê ở Tân Định nay là một thôn của xã Đức Thắng, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
- Ngày giỗ ông: 10 tháng 9 âm lịch hàng năm
(Theo dương lịch, ông sinh năm 1897, mất năm 1941)
- Ngày giỗ bà: 19 tháng giêng âm lịch năm Mậu Thìn
(Theo dương lịch, bà sinh năm 1897, mất ngày 07/3/1988)
- Mộ ông bà ở nghĩa địa gia tộc tại Vinh Phú một thôn thuộc xã Đức Lợi,
huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông là một thí sinh nho học, có tiếng thông minh và có văn tài. Người đương thời hay truyền tụng những thơ văn ông sáng tác, do yêu cầu của họ
về việc tang ma, cưới, hỏi, chúc thọ, với những việc khánh tiết khác hoặc sáng tác theo cảm hứng, ở địa phương có sự kiện gì đặc biệt xảy ra.
Hiện giờ trong gia tộc ông còn lưu giữ được một số thơ mẫu, đối trướng
do ông sáng tác trước kia, bây giờ ai xem cũng thích thú, ca ngợi. Sinh thời ông làm một câu đối có tính chất tự sự, nói lên ý chí của mình rằng:
“Bút viết chữ xương xương, sổ thẳng ngang ngay cũng đúng
Đình trồng cây xong xỏng, mưa sa gió thổi chi sờn”
Ông tự là Bút Đình. Ông lấy mỗi chữ đề lên đầu mỗi câu đối và câu đối này treo ở phòng khách.
Vốn là người hào phóng, giao du rộng rãi với nhiều người ở nhiều nơi, trong đó hay quan hệ với những bậc danh nho và những nhân sĩ yêu nước, hoạt động trong phong trào Văn Thân, Cần Vương và về sau còn tham gia phong trào cách mạng năm 1930 – 1931, nên ông đã bị bọn cầm quyền thực dân, phong kiến bấy giờ bắt bỏ tù.
Vì có khuynh hướng, tư tưởng cách mạng, nên ông không chỉ tiếp xúc, quan hệ với tầng lớp xã hội như ông (nho sĩ, phú hào), mà còn gần gũi, tiếp xúc với người lao động mộc mạc, nghèo khổ ở xóm làng và hay giúp đỡ họ những lúc khó khăn, hoạn nạn.

Source: Gia Phả Trần
Ông tục danh Phạm Huyển, tên chữ Phạm Hàng, bút hiệu “ Bút Đình”, là con trai trưởng của ông Phạm Kinh và bà Nguyễn Thị Tí. Ông Phạm Kinh vốn người Phổ An, huyện Tư Nghĩa, đã một thời là lý trưởng sở tại, sau cư trú và lập nghiệp tại làng An Chuẩn, nay là một thôn của xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức. An Mô là nơi lập cơ ngơi sau cùng đời ông Phạm Hàng.
Ông theo Nho học, từng là học trò ngồi nghe giảng sách tại nhà ông Tú Tuân (sau nầy là anh vợ) nhưng không có duyên khoa cử. Ông có tiếng thông minh, có tài thi đối, trong nhân dân thời đó có câu :
“ An Mô có chút Phạm Hàng
Văn chương chữ nghĩa xóm làng đều kinh”
Là người có tư tưởng hào phóng, giao du rộng rãi, nên đã có lần bị thực
dân Pháp cầm tù vì tội tham gia phong trào cải lương của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh và quan hệ chính trị với các sĩ phu yêu nước thời 1930 – 1931. Sinh thời ông có thú chơi đồ cổ, gà đá, chim lồng, cưỡi ngựa, đánh
bạc ... và ở lĩnh vực nào ông cũng tỏ ra lanh lợi, tài hoa, không thua
kém ai.
Ông sinh năm Đinh Dậu (1897) mất năm Tân Tỵ (1941), hưởng dương 44 tuổi
(giỗ ngày 10 tháng 9 Âm lịch), mộ táng tại nghĩa trang gia tộc ở thôn Vinh Phú xã Đức Lợi.

 

Events

Event Date Place Description Sources
Birth 1897      
Death 1941      

Relation to the center person (Phạm, Huệ) : father

Parents

Relation to main person Name Birth date Death date Relation within this family (if not by birth)
Father Phạm, Kinh
Mother Nguyến, Thị Tí
         Phạm, Hàng 1897 1941
    Brother     Phạm, Liệu 1897 1962
    Sister     Phạm, Thị Em
    Brother     Phạm, Kỷ 1904 1941
    Sister     Phạm, Thị Sáu
    Brother     Phạm, Hội 1910 1991
    Sister     Phạm, Thị Ái 1912 1996

Families

Family of Phạm, Hàng and Trần, Thị Dự

Married Wife Trần, Thị Dự ( * 1897 + 1988 )
   
Event Date Place Description Sources
Marriage        
  Children
Name Birth Date Death Date
Phạm, Thị Thí1918
Phạm, Dân19201992
Phạm, Thống1922
Phạm, Văn19231994-02-18 (Julian)
Phạm, Thị Xị1925
Phạm, Thị Xi1927
Phạm, Minh Thùy1930
Phạm, Thị Nghiên1934
Phạm, Huệ1936-05-182011-01-31
Phạm, Viên